Nước đá một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Thời tiết nóng nực chẳng có gì hạ nhiệt nhanh bằng được uống nước để trong tủ lạnh hoặc nước pha đá. Thực tế, nước lạnh không làm hết khát mà còn gây đủ thứ bệnh.
Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, Giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, người có 30 năm kinh nghiệm chữa bệnh cho biết, con người chịu ảnh hưởng mật thiết của khí hậu và thời tiết, cụ thể là các yếu tố vật lý như nóng và lạnh. Thực tế, đã có nhiều người tử vong khi tắm nước lạnh do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.
Uong nuoc da thuong xuyen co the bi benh tri 2
Uống nước đá thường xuyên có thể bị bệnh trĩ
Với nước đá, nếu uống thường xuyên sẽ gây suyễn, đau bao tử, trĩ, lòi dom, viêm họng, viêm phế quản mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh, thấp khớp, tiểu gắt, rụng tóc, đau lưng, hỏng răng, nhức mỏi cổ, gáy, vai, nhức đầu kinh niên, giảm trí nhớ, kém mắt, nặng nề, mệt mỏi, sợ lạnh, mụn nhọt, bệnh đường ruột...
Đông y từ xưa đã nói "Thận ố hàn" (thận ghét lạnh). Thật ra không những thận ghét lạnh mà phổi và tỳ, vị cũng sợ lạnh. Khi uống nhiều nước đá, chúng ta để lạnh tấn công liên tục, cơ thể phải hao phí năng lượng hóa giải chất lạnh nên càng lúc càng suy yếu và sinh bệnh.
Uong nuoc da thuong xuyen co the bi benh tri 3
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cảnh báo, uống nước đá chỉ là đánh lừa cảm giác "đã khát" nhưng thực tế không làm người ta hết khát mà còn gây hại rất nhiều. Thứ nhất, là hỏng men răng, thậm chí còn có thể làm nứt to và mẻ vì bị sốc nhiệt (nhiệt độ thay đổi đột ngột). Uống nước đá không chỉ làm tăng nguy cơ viêm họng mà khi gặp lạnh, phần thủy lưu thông nước trong cơ thể không tốt sẽ làm co mạch máu, giảm máu đi nuôi niêm mạc, ảnh hưởng tiêu hóa, kích thích đường ruột, làm cho nhu động đường ruột có thể tăng nhanh, kể cả dẫn đến co rúm ruột mà gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Xem chi tiết

Những nghề có khả năng mắc bệnh trĩ cao nhất?


Nhung nguoi lam nghe gi thi de mac benh tri 1 113 Những người làm nghề gì thì dễ mắc bệnh trĩ?
Những người dễ mắc bệnh trĩ
Lái xe, kế toán viên, cảnh sát đứng gác là những người phải ngồi lâu, đứng lâu. Đứng lâu, ngồi lâu đều là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh trĩ.phải điều trị bệnh trĩ lúc ban đầu
Nhung nguoi lam nghe gi thi de mac benh tri 2 Những người làm nghề gì thì dễ mắc bệnh trĩ?
1.Đứng lâu dễ mắc bệnh trĩ :
Con người vốn có cơ thể thẳng đứng, nên vị trí của hậu môn tương đối thấp, có thể ảnh hưởng đến sự trở về của dòng máu, dưới tác dụng của lực hấp dẫn của trái đất dễ gây ra ứ máu tạo thành bệnh trĩ.
Kết quả nghiên cứu của Tayor (năm 1951) đã chứng minh, khi ở tư thế nằm ngửa thì áp lực trong tĩnh mạnh của trực tràng là 2,25  2,245 kpa (230-250 mm cột nước), khi ngồi áp lực đó sẽ tăng lên đến 5,88 –7,35 kpa (600-750 mm cột nước). Điều đó cho thấy áp lực trong tĩnh mạch của trực tràng tăng lên là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Nhung nguoi lam nghe gi thi de mac benh tri 3 Những người làm nghề gì thì dễ mắc bệnh trĩ?

2. Ngồi lâu dễ mắc bệnh trĩ:

Về mặt giải phẫu, các tĩnh mạch của trực tràng không có van tĩnh mạch, vì thế ảnh hưởng đến việc trở về của dòng máu. Ngoài ra, do cửa hậu môn  nằm ở phía dưới cơ thể nên ngồi lâu sẽ làm hậu môn phải chịu áp lực trực tiếp, ngăn trở máu trở về tĩnh mạch, dễ gây ra bệnh trĩ.
Xem chi tiết

Ngồi lâu bên máy tính tăng nguy cơ bị trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý của vùng hậu môn trực tràng, rất phổ biến, gặp ở mọi lứa tuổi. Hơn 50% số người mắc bệnh có độ tuổi từ 50 trở lên. Tuy nhiên, bệnh trĩ đang bị trẻ hóa dần do ảnh hưởng của việc ngồi nhiều bên máy tính của giới trẻ. Vì xấu hổ, rất ít người chịu đi khám, chỉ đến khi xuất hiện biến chứng gây đau đớn, khó chịu cho sinh hoạt thì mới đến bệnh viện. Vì thế, thời gian điều trị phải kéo dài.

ngoi may tinh de mac benh tri 28 300x200 Dễ mắc bệnh trĩ Khi Ngồi làm việc lâu bên Máy vi Tính
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom là bệnh được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa. Trĩ ngoại có thể có huyết khối phát triển rất đau.
Vì sao ngồi máy tính nhiều dễ mắc bệnh trĩ?
Hiện nay, số đông giới trẻ đang sử dụng máy tính trong công việc, học, chơi nhiều giờ trên máy vi tính, và toàn thân hầu như rất ít vận động. Điều này sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng nguy cơ mắc và tăng mức độ nặng của bệnh trĩ.
Bạn Mai Hương, nhân viên ngân hàng thấy khó chịu khi đi vệ sinh, cô đi khám và sững sờ khi bác sĩ kết luận cô bị bệnh trĩ với búi trĩ đã bị thò ra ngoài. Rất may là tình trạng của chị chưa cần phải phẫu thuật, và chưa có biến chứng nguy hiểm xẩy ra. Chị Hương cho biết chị ngồi máy tính 8 tiếng mỗi ngày, và ít khi uống nước.
Theo GS. Nguyễn Mạnh Nhâm – Bệnh viện Đa khoa Tràng An, Hà Nội, số bệnh nhân như chị Hương khá phổ biến hiện nay, đa số các trường hợp đến chữa bệnh trĩ đều trong tình trạng khá muộn, khi biện pháp can thiệp đã ở mức tiêm hoặc phẫu thuật.
34 300x204 Dễ mắc bệnh trĩ Khi Ngồi làm việc lâu bên Máy vi Tính
Chữa trị bệnh trĩ như thế nào?
Theo GS Nhâm, có các phương pháp điều trị như: điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp thủ thuật như tiêm xơ, thắt vòng cao su,…; phẫu thuật gồm Longo cải tiến, triệt mạch treo trĩ… Bệnh trĩ nên được phát hiện và điều trị sớm bằng thuốc khi bệnh mới ở cấp độ 1 & 2 để có hiệu quả cao và giảm nguy cơ tái phát. Với các trường hợp mắc bệnh trĩ cấp độ 3 & 4 cần có các thủ thuật can thiệp. Tuy nhiên các thủ thuật can thiệp đều có tỉ lệ tái phát cao, do đó đừng để bệnh nặng mới đi chữa trị.
Những người ngồi máy tính nhiều nên thỉnh thoảng đứng dậy đi lại 5 – 10 phút. Bên cạnh đó, họ cũng nên chú ý về dinh dưỡng, ăn nhiều rau, uống nhiều nước, tránh các đồ cay nóng, chất kích thích,…
Xem chi tiết

Cách phòng bệnh trĩ cho người cao tuổi

Người già rất dễ mắc bệnh trĩ với những đặc điểm như: Rất ít trĩ đơn thuần mà đa số là trĩ hỗn hợp; Búi trĩ dễ bị sa xuống, xuất huyết và xơ hóa; Trị liệu thường khó khăn vì sức đề kháng kém do mắc nhiều bệnh mạn tính. Bởi vậy để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc phòng ngừa bệnh trĩ ở người già là hết sức cần thiết.

PHÒNG BỆNH TRĨ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Phòng bệnh trĩ ở người cao tuổi

Bệnh trĩ ăn gì?
Trước hết, phải điều độ và đúng giờ giấc, không ăn quá no và cũng không để quá đói. Điều này giúp cho hệ thống tiêu hóa hoạt động được bình thường, đúng quy luật và có hiệu quả, đặc biệt đối với người già.
Thứ hai, thức ăn cần bảo đảm đủ về lượng, tốt về chất nhưng phải dễ tiêu và có chất xơ, chú ý uống đủ nước và ăn nhiều rau quả tươi, trọng dụng các thực phẩm có tính nhu nhuận nhưng ôn ấm như vừng, đậu đen, đậu tương, mộc nhĩ… Mỗi tuần nên ăn một vài bữa cơm gạo lức muối vừng. Điều này giúp cho người già phòng chống hữu hiệu chứng táo bón, một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.
Cuối cùng, phải hết sức giữ gìn vệ sinh ăn uống, đặc biệt là vào mùa hè để phòng tránh các bệnh lý dễ tạo điều kiện phát sinh bệnh trĩ như kiết lỵ, viêm ruột do nấm hoặc do vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa… Không nên ăn quá nhiều các thức ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, rượu mạnh… dễ gây táo bón hoặc các thức ăn tính quá lạnh như cua, ốc, thịt trâu, dưa hấu… dễ gây đi lỏng.
Chế độ sinh hoạt
Hết sức tránh đứng lâu, ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ. Nên dùng hố xí bệt, tăng cường hoạt động thể lực, đặc biệt là vận động cơ bắp. Tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một hay hai môn thể thao yêu thích, kiên trì tập luyện trong một thời gian dài. Bơi lội là một trong những môn thể thao rất hữu ích cho việc phòng ngừa bệnh trĩ, ngoài ra chạy chậm và đi bộ đều có tác dụng phòng ngừa ở các mức độ khác nhau. Nên tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, tốt nhất mỗi ngày nên đi một lần. Hạn chế sinh hoạt tình dục khi có các biểu hiện của bệnh trĩ. Hết sức chú ý vệ sinh tầng sinh môn, nhất là sau khi đại tiện. Mỗi ngày nên ngâm nước ấm vùng hậu môn chừng 15-20 phút. Không hút thuốc lá và uống rượu.
Biện pháp dùng thuốc
Trước hết, nên trọng dụng các món ăn bài thuốc có công dụng phòng ngừa bệnh trĩ như: (1) Dùng nước sôi pha 60ml mật ong với 30ml dầu vừng uống thường xuyên vào buổi sáng; (2) Dùng 1.000g củ cải trắng, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt hòa thêm một chút mật ong, uống khi đói bụng; (3) Lấy 10 củ mã thầy, bóc vỏ rửa sạch, thái vụn rồi đem nấu với 200g rau muống, dùng làm canh ăn; (4) Dùng 500g khoai lang, rửa sạch, thái vụn rồi cho vào nồi ninh nhừ, cho thêm đường trắng, chia ăn vài lần trong ngày; (5) Mỗi ngày lấy 2 quả chuối tiêu, bóc bỏ vỏ, cho thêm đường rồi hầm cách thủy, ăn trong ngày; (6) Tang thầm (quả dâu chín) 30g nấu với 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày; (7) Ngân nhĩ (mộc nhĩ trắng) 50g, mã thầy 100g, đường trắng vừa đủ, tất cả đem nấu nhừ, chia ăn vài lần trong ngày; (8) Hoa hòe 12g, cúc hoa 12g, hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày…
Cũng có thể sử dụng dưới dạng trà thuốc, công thức: đẳng sâm 12g, hoàng kỳ 12g, đương quy 12g, bạch truật 12g, thăng ma 8g, sài hồ 8g, trần bì 8g, cam thảo 6g, tất cả đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Những người bị tăng huyết áp thì không nên dùng bài thuốc này.
Đối với các trường hợp đã bị trĩ (Trĩ nội độ 1, độ 2 hoặc trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp) hoặc táo bón thường xuyên, nên sử dụng phương pháp điều trị nội khoa bằng các thuốc đông y hoặc tây y. Tuy nhiên, các thuốc Đông y, thuốc Nam có nguồn gốc thảo dược thường có độ an toàn cao và được khuyên dùng với đối tượng bệnh nhân này.
Biện pháp không dùng thuốc
Tập khí công: có thể áp dụng các phương pháp như: (1) đứng thẳng, khớp gối duỗi thẳng, đặt hai bàn tay ôm lấy khớp gối, đồng thời nhíu hậu môn co lên, giữ càng lâu càng tốt, mỗi ngày tập 2 lần; (2) có thể nằm, ngồi hoặc đứng, dùng ý niệm để co thót hậu môn hoặc thả lỏng hậu môn. Khi hít vào thì co thót hậu môn, khi thở ra thì thả lỏng hậu môn, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần khoảng 20 lần; (3) Toàn thân thả lỏng, tưởng tượng có một khối khí nhỏ ở giữa bụng, đẩy khối khí này quay quanh rốn 36 vòng theo chiều kim đồng hồ, rồi nhập vào đan điền. Làm liên tục 3 lần như vậy, chú ý giữ ý niệm ở đan điền khoảng 3 phút, thời gian mỗi lần tập khoảng 15 phút, mỗi ngày tập hai lần.
Day bấm huyệt: hằng ngày day bấm huyệt túc tam lý và đại trường du, mỗi huyệt chừng 30 phút. Vị trí huyệt: vuốt tay từ cổ chân lên trên, khi vướng vào đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài chừng 1 khoát ngón tay trỏ, khi day có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân, đó là huyệt túc tam lý; vòng tay ôm ngang thắt lưng, huyệt đại trường du ở ngang mào chậu, cách đường trục giữa cơ thể chừng 1,5 thốn.
Xem chi tiết

Tổng hợp các nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một trong những bệnh khá phổ biến. Nếu không được kiểm soát hiệu quả, bệnh trĩ có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.Nhiều người biết rằng ít vận động và các thói quen xấu khác có thể gây ra bệnh trĩ nhưng trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân thông thường khác mà bạn dễ phạm phải. Cảnh giác với những thói quen xấu dưới đây để không phải đau đớn, khó chịu vì căn bệnh này.

Ngồi một vị trí duy nhất quá lâu
Theo kết quả của một nghiên cứu cho thấy ngồi quá lâu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ 72.9%, trong khi đó phần đa những người thường xuyên vận động sẽ chỉ có nguy cơ là 43%. Vì vậy, nhân viên văn phòng sau khoảng thời gian ngồi từ 45 đến 60 phút thì nên đứng lên và vận động, đi lại một chút. Còn nếu ngồi xổm thì cứ nửa giờ nên đứng lên hay thay đổi tư thế một lần.

Sở thích ăn thực phẩm nhiều gia vị và uống rượu
Thực phẩm nhiều gia vị và rượu, có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây trĩ và chảy máu. Trường hợp này càng gặp nhiều hơn ở những bệnh nhân bị chảy máu đường ruột nhưng vẫn uống rượu và ăn thức ăn nhiều gia vị. Vì thế, nên hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm này, đặc biệt là bệnh nhân đang bị trĩ.

Uống ít nước
Uống quá ít nước có thể gây ra táo bón và trĩ, vì vậy, đừng bao giờ để cơ thể bạn bị thiếu nước. Uống nước không chỉ đóng vai trò tốt trong công tác phòng chống táo bón và bệnh trĩ mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, không nên uống nhiều trà vì trà gây khó tiêu, không có lợi cho việc bài tiết chất thải.

Đi tiêu quá lâu
Nhiều người có thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc báo mà không biết rằng hành vi này dễ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ. Thói quen này kéo dài thường xuyên dẫn đến rối loạn chức năng đường ruột. Vì vừa đọc báo vừa đi vệ sinh dễ khiến bạn phân tâm, tăng gánh nặng hậu môn. Thời gian hậu môn mở kéo dài thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TRĨ
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Không vệ sinh đúng cách sau khi đi tiêu
Sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi tiêu rất khó làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn. Các dư lượng trong phân trở thành mảnh đất màu mỡ tạo ra bệnh trĩ. Vì vậy, cách làm sạch đúng là sử dụng nước. Nếu có điều kiện thì tốt nhất là tắm sau khi vệ sinh 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh trĩ.

Không chú ý giữa làm việc và nghỉ ngơi
Những người thường xuyên làm việc quá sức, du lịch đường dài hoặc thức đêm mà không nghỉ ngơi dễ bị bệnh trĩ cấp tính tấn công. Vì vậy, trong sinh hoạt hàng ngày nên chú ý cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, không chỉ phòng tránh bệnh trĩ mà còn giúp cơ thể có thời gian kịp phục hồi và đạt được trạng thái tốt nhất.

Xem chi tiết