So sánh phân biệt Trĩ nội và Trĩ ngoại

Bệnh trĩ là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai gây nên trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Thực ra, trĩ nội và trĩ ngoại chỉ khác nhau về vị trí phát sinh búi trĩ. Với việc phân biệt hai loại trĩ này sẽ giúp ích cho quá trình thăm khám và điều trị căn bệnh này.

SO SÁNH TRĨ NỘI VÀ TRĨ NGOẠI
So sánh trĩ nội và trĩ ngoại



TRĨ NỘI

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to, trĩ được hình thành ở trên đường lược được gọi là trĩ nội.
Đặc điểm của trĩ nội
- Xuất phát ở bên trên đường lược
- Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn
- Không có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Trĩ Nội được chia làm 4 thời kỳ
1- Búi trĩ chưa ra ngoài, đại tiện ra máu tươi, có trường hợp chảy máu nhiều gây thiếu máu.
2- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài, sau đó trĩ lại tự co lên được.
3- Khi đại tiện, trĩ lòi ra nhưng không tự co lên được, lấy tay ấn, đẩy mới vào.
4- Trĩ thường xuyên ra ngoài, đẩy tay cũng không vào, búi trĩ ngoằn ngoèo.
Tuỳ theo diễn tiến, được phân thành bốn độ
Độ 1: Búi trĩ xuất hiện bên trong lòng hậu môn, khó nhận biết, ngay cả khi thăm khám bằng tay. Chảy máu là triệu chứng chính
Độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào.
Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, khi ngồi xổm hay cả khi đi lại nhiều. Khó tự tụt vào, phải dùn tay đẩy búi trĩ mới vào bên trong hậu môn.
Độ 4: Búi trĩ thường xuyên nằm ngoài hậu môn. Ngay cả khi dùng tay cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.

TRĨ NGOẠI

Nếu các xoang tĩnh mạch trĩ dưới (trực tràng dưới) phồng to, trĩ được hình thành ở dưới đường lược được gọi là trĩ ngoại.
Đặc điểm của trĩ ngoại
- Xuất phát bên dưới đường lược
- Bề mặt là lớp biểu mô lát tầng
- Có thần kinh cảm giác
- Diễn tiến và biến chứng: đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.
Trĩ Ngoại được chia làm 4 thời kỳ
- Trĩ lòi ra ngoài.
- Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
- Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
- Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.

TRĨ HỖN HỢP

Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau, tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.
Xem chi tiết

Tự chữa bệnh trĩ tại nhà đơn giản

Do quan niệm “thập nhân cửu trĩ” (mười người thì 9 người bị trĩ) nên kho tàng kinh nghiệm chữa trĩ của Đông y rất phong phú và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và cách thức bấm huyệt để điều trị bệnh này.

Tự bấm huyệt

Các huyệt chủ yếu được chọn là Bách hội, Thượng liêm, Khổng tối, Thừa sơn, Phục lưu.

Khổng tối là huyệt khích của Thủ thái âm Phế kinh, có vị trí nằm ở gần khuỷu tay, cách cổ tay lên trên 7 thốn (nếu tính từ lằn chỉ cổ tay đến lằn nếp khuỷu là 12 thốn thì huyệt vị này có vị trí bằng 7/12 khoảng cách trên).

Bách hội có vị trí nằm chính giữa đỉnh đầu, giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Theo tài liệu cổ, bách hội là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng, có tác dụng nâng được dương khí bị hạ hãm.

Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị, có vị trí nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay khoảng 3 thốn. Khi phối hợp với huyệt Thừa sơn, nó có tác dụng sơ thông trệ khí ở tràng vị (ruột và dạ dày). Cổ nhân cho rằng tràng vị hòa thì nhiệt độc được thanh, bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi.
Tu chua benh tri bang Dong y
Tu chua benh tri bang Dong y
Huyệt thượng liêm
Huyệt khổng tối

Thừa sơn là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương bàng quang, nằm ở bắp chân, chỗ trũng của 2 bắp cơ sinh đôi, khi co bắp chân sẽ hiện rõ khe của cơ sinh đôi này. Theo Đông y, Thừa sơn có tác dụng làm mát huyết, điều hòa khí các phủ, trị trĩ, sa trực tràng.

Thượng liêm là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Đại tràng, nằm dưới đầu ngoài nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn.

Dùng thuốc nam đơn giản

Ổi vừa chín tới, gọt bỏ vỏ ăn một ngày vài quả. Bạn kiểm chứng sẽ thấy cái hay của bài thuốc này. Nếu như ăn cả vỏ thì có thể gây táo bón, nhưng nếu gọt vỏ thì có tác dụng như thuốc nhuận tràng.

Rau sam tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra.

Chữa hậu môn sưng đau, lở nứt, lòi dom (sa trực tràng): Chua me đất, rau sam, mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa, 1-2 lần/ngày.


Xem chi tiết