Các nguy cơ và biến chứng nguy hiểu từ bệnh trĩ

Bạn đã từng nghe một kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa của nền y học Trung Quốc “Thập nhân cửu trĩ” (tức 10 người có đến 9 người mắc bệnh trĩ)? Quả thực không sai, đây là bệnh rất phổ biến ở cả nam và nữ, là sự đau khổ âm thầm trong nhiều năm của những ai mắc phải. Nó khiến cuộc sống của người bệnh trở thành chuỗi ngày dài ám ảnh, đau đớn và khổ sở.

Trĩ là một loại bệnh của mạch máu tĩnh mạch. Khi các mạch máu tĩnh mạch bị ứ máu thành tĩnh mạch bị giãn ra, sung huyết, những tĩnh mạch bị giãn như vậy ở trực tràng và hậu môn tạo thành búi trĩ và gây nên bệnh trĩ.
CÁC BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở BỆNH TRĨ
Các biến chứng thường gặp ở bệnh trĩ

Với những triệu chứng như đi cầu ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn…làm cho người bệnh vô cùng khổ sở, đau đớn, tinh thần luôn không được thoải mái. Do là bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân trĩ thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người âm thầm chấp nhận nhiều năm, chỉ đến khi bệnh đã ở giai đoạn muộn chảy máu nhiều, hoặc khi búi trĩ đã bị sa nằm bên ngoài hậu môn không thể nhét vào được họ mới bắt buộc phải điều trị. Hơn thế bệnh còn có thể gây những biến chứng nguy hiểm như :tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn.
Tắc mạch trĩ
Tắc mạch trĩ ngoại có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Việc rặn khi đi ngoài, khuân vác nặng, hoạt động thể thao, hậu sản… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ. Một thời gian ngắn sau khi xuất hiện, bọc máu đông được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dần dính chặt vào da phủ, khó bóc tách. Khi thăm khám thấy ở vùng rìa hậu môn có một  khối sưng màu phớt xanh, kích thước to hơn hay nhỏ hơn hạt đậu, sờ vào thấy căng. Bệnh nhân đau rát. Nếu được rạch ngay lấy cục máu đông thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Cũng có khi cục máu đông gây hoại tử phía da trên gây rỉ máu.
Tắc mạch trĩ nội ít hơn nhiều so với tắc mạch trĩ ngoại. Bệnh nhân đau ở trong sâu, có cảm giác gợn cộm như có một vật lạ nằm trong lòng ống hậu môn. Ấn tay vào thành trực tràng cảm giác được một cục cứng có ranh giới rõ rệt. Khi soi hậu môn thấy ở búi trĩ có một chỗ phồng lên màu phớt xanh. Rạch nhẹ vào khối đó có một cục máu đông bật ra.
Nghẹt
Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là do hiện tượng hoại tử bắt đầu. Khi nắn, thấy có những chỗ mềm do phù nề, ấn lõm, xen kẽ với những hạt cứng là những cục máu đông.
Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được, nhất là loại trĩ vòng, do phù nề nhiều hơn và do cơ vòng thắt chặt. Trĩ sa nghẹt làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt hoặc là đỡ sưng nề dần, và rồi có thể đẩy lên được, hoặc là bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn của trĩ  thường là viêm khe, viêm nhú. Các khe, các nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát. Thăm trực tràng làm bệnh nhân rất đau, thấy cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.
Bội nhiễm: Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh.
Phương pháp phòng tránh các biến chứng của bệnh trĩ
Bởi những phiền phức, khó chịu và đau đớn ấy, bệnh trĩ đã hành hạ không ít người khiến mỗi ngày với họ đều nặng nề mà không dám thổ lộ. Để giải thoát cho mình trước khi bệnh ở giai đoạn nặng hay xảy ra biến chứng nguy hiểm và tránh phải điều trị bằng phẫu thuật, bệnh nhân trĩ nên đối mặt và chữa trị càng sớm càng tốt.
Để điều trị bệnh trĩ người bệnh được khuyên nên sử dụng Đông y cho các trường hợp trĩ độ 3 trở xuống và sử dụng phương pháp Đông - Tây y kết hợp cho những trường hợp mãm tính nặng (độ 4). Bởi tính ưu việt điều trị bệnh trĩ bằng Đông y là hiệu quả cao, triệt để, chi phí thấp, an toàn không biến chứng so với sử dụng Tây y.
Xem chi tiết

Một số biến chứng của trích xơ hóa búi trĩ

- Nếu chích quá nhiều thuốc thì niêm bị loét gây xuất huyết nhiều. Trường hợp này có thể phải khâu cầm máu chỗ chảy. 
- Chích quá sâu, thuốc đổ ra ngoài trực tràng có thể gây đau nhức sốt, tiểu ra máu và viêm tiền luyệt tuyến. Các tình huống này phải dùng kháng sinh chích tĩnh mạch.
- Sau khi chích xơ hóa búi trĩ có thể có biến chứng như biến chứng trầm trọng thì rất hiếm khi thấy.
BIẾN CHỨNG CỦA TRÍCH XƠ HÓA BÚI TRĨ
Biến chứng của trích xơ hóa búi trĩ

1. Bệnh nhân muốn xỉu.

- Một đôi khi thấy ở một số bệnh nhân.

2. Chảy máu.

- Nếu chích thẳng vào cuống trĩ có thể phạm nhánh của động mạnh trĩ gây nên chảy máu nhiều.
- Về điều trị chỉ cần chích thêm thuốc vùng dưới niêm mạc chung quanh điểm chảy máu hoặc dùng một gạc nhỏ tẩm Adrenaline nồng độ 1/1000 đè chặt vào chỗ chảy máu trong vài phút. Chúng ta cũng có thể dùng các thắt dây thun vùng bị chảy máu.

3. Trĩ sa.

- Biến chứng này thấy khi chích xơ búi trĩ độ III. Hiện tượng sưng phù và sa ra kích thích khiến bệnh nhân mắc cầu liên tục. Bệnh nhân rặn đi cầu khiến trĩ sa thêm, chảy máu và thuyên tắc nếu không được đẩy lên.
- Về điều trị chỉ cần đẩy trĩ lên được và cho bệnh nhân nằm nghỉ trên dường 24 đến 48 giờ cho đến khi búi trĩ bớt sưng phù.
Nhiễm trùng ổ loét do chích xơ.
- Tình trạng này xảy ra khi chúng ta chích trực tiếp thuốc  vào niêm mạc hay tại một điểm chúng ta chích thuốc quá nhiều.
- Loét xảy ra sau khi chích xơ độ một tuần lễ. Ổ loét giới hạn rõ, bờ cứng dễ lầm với tổn thương ung thư. Theo dõi lâu dài ổ loét có thể không có triệu chứng hoặc gây chảy máu.
- Máu thường chảy không đáng kể nhưng cũng có khi chảy rất nhiều khiến phải truyền máu.
- Khoảng 3 đến 6 tuần nữa thì ổ loét lành sẹo và dĩ nhiên trong thời gian này không nên chích xơ tiếp nữa.
- Về điều trị chỉ cần dùng một gạc nhỏ tẩm Adrenalne nồng độ 1/1000 đè chặt vào chỗ chảy trong vài phút. Chúng ta cũng có thể dùng các thắt dây thun vùng bị chảy máu.

4. Biến chứng hiếm.

- Gồm có:
+ Áp xe dưới niêm mạc tại chỗ chích xơ. Biến chứng này thường tự vỡ, tự khỏi.
+ Tiểu ra máu và áp xe tiền liệt tuyến do chúng ta chích sâu quá.
Xem chi tiết

Các dấu hiệu bệnh trĩ mà Bạn nên biết

Dấu hiệu bệnh trĩ được biểu hiện qua 3 triệu chứng. Triệu chứng toàn thân, triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể. Dấu hiệu bệnh trĩ rõ nét nhất.
A. TRIỆU CHỨNG TOÀN THÂN
Đa số bệnh nhân không có biểu hiện gì khác thường, vì tuy chảy máu có khi thường xuyên nhưng số lượng rất ít. Một số nhỏ bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu. Thỉnh thoảng có những bệnh nhân thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu dưới 10%. Tuy nhiên, khi phát hiện triệu chứng thiếu máu nặng, người ta thường chú ý đến các bệnh lý khác về huyết học hay xuất huyết tiêu hóa ở người bệnh.


CÁC DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRĨ
Các dấu hiệu của bệnh trĩ?

B. TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG
có 2 triệu chứng chính khiến bệnh nhân đi khám bệnh là chảy máu và sa trĩ.
1. Chảy máu: Triệu chứng này có sớm nhất và thường gặp. Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xỗm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng. Sau đó. Bệnh nhân mới đi cầu ra nhiều máu cục.
2. Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu trĩ sa độ 1,2 thì ko gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
3. Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể hoàn toàn không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cồm cộm, vương vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi:
- Tắc mạch: Những cục máu đông nhỏ xuất hiện bên trong búi trĩ. Khi tắc mạch, bệnh nhân không dám ngồi ngay ngắn trên ghế, mà chỉ đặt một mông trên ghế.
- Sa trĩ nghẹt: Hiện tượng này sẽ làm cho búi trĩ phù nề, có khi sưng rất to, không thể đẩy lên được làm cho bệnh nhân rất đau.
- Nứt kẽ hậu môn: Tổn thương này làm bệnh nhân rất đau (nhất là khi đi cầu), làm bệnh nhân không dám đi cầu.
- Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằm trong hố ngồi – trực tràng… cũng gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn. Dịch nhầy này có thể do sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn, thường xảy ra khi bệnh nhân có kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy. Triệu chứng xảy ra cũng có thể do các bệnh lý ngoài da hay hậu quả của các toa thuốc tại chỗ trong điều trị.
C. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ
Khi khám cho bệnh nhân, thầy thuốc có thể thấy búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn, da xung quanh chỗ hậu môn phồng căng bóng, có thể thấy màu xanh của các tĩnh mạch nổi. Thầy thuốc có thể thấy búi trĩ sa ra khi bệnh nhân rặn mạnh. Nếu trĩ sa độ 4 thì xung quanh lỗ hậu môn có 1 vòng niêm mạc gồm nhiều búi trĩ, to nhỏ không đều, giữa các búi trĩ là các ngấn nông sâu khác nhau. Người ta còn chú ý đến các dấu hiệu khác như viêm da quanh hậu môn do sử dụng các thuốc bôi hay tọa dược gây phản ứng kích thích tại chỗ. Các chất tiết quanh hậu môn (chất nhầy hay mủ) mà nguyên nhân có thể do các bệnh lý khác như CROHN, viêm đại tràng, lậu, giang mai… Các bất thường da quanh hậu môn như chàm, ung thư bạch huyết… Trong bệnh sa trực tràng, bệnh nhân có thể bị sa niêm mạc ra ngoài vòng tròn. Khi sờ nắn vào các búi trĩ, thầy thuốc thấy mềm, ấn xẹp và có khi tắc mạch sờ có cảm giác những cục cứng nhỏ như hạt tấm, ấn rất đau.
Ngoài ra, để phát hiện bệnh trĩ, các thầy thuốc còn áp dụng phương pháp thăm khám và soi hậu môn, trực tràng.

Xem chi tiết

Phòng ngừa bệnh trĩ như thế nào cho hiệu quả?

Chú trọng về ăn uống
- Hãy uống nhiều nước (1,5-2 lít/ngày) và ăn thức ăn có nhiều chất xơ rau xanh và hoa quả tươi, uống nhiều nước mát (atisô, rau má...). Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
- Không ăn các thức ăn sống , tái chần, không ăn bột sắn dây (vì bột sắn dây không tiêu hóa được ở ruột mà còn làm cho niêm mạc ruột phù nè, đầy, trướng, lâu ngày dẫn tới rối loạn tiêu hóa không hồi phục)
PHÒNG NGỪA BỆNH TRĨ
Phòng ngừa bệnh trĩ
Đừng rặn, và đừng khiêng nặng
Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế... Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.

Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn
Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo nên bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút/4 tiếng đồng hồ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.

Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh
Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy ướt lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm (moisturized facial tissue), nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm - moisturized toilet tissue).
Lưu ý, luôn giữ cho vùng hậu môn sạch sẽ chống viêm nhiễm các búi trĩ.

Tránh đứng hoặc ngồi một tư thế quá lâu
Tránh làm việc trong một tư thế kéo dài như ngồi, đứng lâu làm dồn nén máu lưu chuyển chung quanh hậu môn. Cần có chế độ thể dục vận động trong thời gian nghỉ giữa giờ nếu phải ngồi hoặc đứng lâu.

Vận động thể dục thể thao
Vận động thể dục thể thao sẽ giúp điều hoà nhu động co giãn ở ruột, giúp tiêu hoá tốt (ít vận động, nằm nhiều cũng dễ có nguy cơ gây táo bón là một nguyên nhân sinh bệnh trĩ).

Ngâm nước ấm
Việc ngâm nước ấm thường xoa dịu được cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bác sĩ Byron tại Louisiana (Mỹ) xác nhận như vậy dựa theo kinh nghiệm chẩn trị nhiều năm. Bạn có thể xả nước ấm trong bồn tắm vừa đủ ngập qua hậu môn rồi ngồi bó gối hay ngồi chồm hỗm trong bồn cho đến khi hết đau.
Ngoài ra, cần điều trị triệt để những bệnh có khả năng gây trĩ đặc biệt là táo bón. Việc tập đi tiêu vào giờ giấc nhất định trong ngày (từ 1 đến 2 lần trong 1 ngày) cũng làm giảm nguy cơ bị táo bón.
Xem chi tiết

Triệu chứng dễ dàng để nhận ra bị bệnh trĩ

Bệnh  trĩ là một bệnh phổ biến trong cộng đồng, với tỷ lệ 50-60% dân số. Thông thường người mắc bệnh trĩ có các biểu hiện sau:
- Chảy máu trực tràng: Có vệt máu đỏ ở phân hoặc máu chảy nhỏ giọt hay thành tia khi đi tiêu. Khi bệnh nặng hơn, chỉ ngồi xổm là máu đã chảy ra, có khi máu chảy nhiều quá phải đi cấp cứu.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ
Triệu chứng của bệnh trĩ
- Sa trĩ: Là hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, nếu sa trĩ từ độ 3 trở lên thì bệnh nhân rất khó chịu trong sinh hoạt.
- Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có cảm giác đau và nóng rát ở hậu môn, do bệnh đã có biến chứng như tắc mạch do huyết khối, sa và nghẹt búi trĩ, búi trĩ bị nhiễm trùng...
Tình trạng ngứa rát hậu môn thường do các tình trạng khác gây nên. Chẳng hạn như do da bị kích thích bởi phân hoặc các thực phẩm có chất kích thích (thức ăn có gia vị cay nóng hoặc cà phê), hoặc hậu môn không được rửa sạch. Nguyên nhân phổ biến nhất là sử dụng giấy vệ sinh khô cứng hoặc dùng nhiều xà phòng để rửa sạch vùng này, gây tổn thương da. Vì vậy, cần làm vệ sinh nhẹ nhàng vùng hậu môn bằng nước sạch.
Xem chi tiết